Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- Hệ thống văn bản
- Tin tức - Sự kiện
- Văn học nghệ thuật
- Liên hệ
Bản đồ hành chính : điều kiện tự nhiên, khí hậu, sông ngòi
15:25, Thứ Ba, 14-11-2023
Vị trí, giới hạn, diện tích: Huyện Cam Lộ nằm ở khu vực giữa của tỉnh Quảng Trị, giới hạn từ 16o41 đến 16o53 vĩ độ Bắc, 106o50 đến 107o06 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Gio Linh; phía Nam giáp huyện Triệu Phong; phía Đông giáp với thị xã Đông Hà; phía Tây giáp huyện Đakrông.
Huyện Cam Lộ có diện tích tự nhiên 367,4 km2, chiếm 8% diện tích tỉnh Quảng Trị. Là cửa ngỏ phía Tây và phía Bắc của thị xã Đông Hà - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Trị. Địa bàn Cam Lộ nằm trên giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9 - tuyến đường liên Á nối Việt Nam - Lào - Thái Lan và các nước trong khu vực.
Cam Lộ hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Cam Lộ là trung tâm huyện lỵ; 4 xã vùng đồng bằng là Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và 4 xã miền núi là Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền,Cam Thành. Dòng sông Hiếu và Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh đi ngang qua trung tâm tạo thành trục cơ sở quy tụ dân cư, phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Đặc điểm địa hình, đất đai
Đặc điểm địa hình Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50 - 400m với 3 tiểu vùng rõ rệt :
- Vùng núi thấp ở phía Tây - Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp.
- Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.
Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích; 69,7% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.
Khí hậu
Cam Lộ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. Qua phân tích số liệu theo dỏi nhiều năm của Trạm khí tượng Đông Hà, khí hậu Cam Lộ có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình 24 - 250C, tháng thấp nhất là 18,90C (tháng 1,2), tháng cao nhất 30,30C (tháng 6,7), biên độ nhiệt độ ngày - đêm 6,5 - 70C.
Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2400 mm. 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn lại lượng mưa không đáng kể.
Quảng Trị nói chung và Cam Lộ chịu ảnh hưởng của gió Tây - Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng tháng 9. Bão lụt là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
Sông ngòi và nguồn nước
Sông Hiếu phát nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẽm đá, cát tạo thành một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong. Đây là con sông chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài... tạo thành nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân.
Cam Lộ có các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam ...có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 hecta cây trồng. Ở lòng đất, độ sâu từ 6m- 30m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.
Tài nguyên thiên nhiên
- Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói).
Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu xây dựng.
Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương.
Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng.
- Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú.
- Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng, hoẵng, gà lôi...Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 4
-
Hôm nay 2521
Tổng cộng 7.571.399