Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- GIỚI THIỆU
- Tin tức - Sự kiện
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch
- Người dân cần biết
- Liên hệ
- Văn học nghệ thuật
- Du lịch Cam Lộ
Cam Lộ - Tiềm năng triển vọng và cơ hội đầu tư
Ngày đăng: 12-11-2016
Huyện Cam Lộ nằm về phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà, là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 15km về phía Tây.
Cam Lộ có vị trí địa lý thuận lợi cho lưu thông kinh tế, đời sống và phát triển thương mại dịch vụ. Trên địa bàn huyện có các trục đường bộ quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông nội vùng làm cầu nối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Huyện có tiềm năng về phát triển nông- lâm nghiệp, thương mại, du lịch và tiểu thủ công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng,…Thời gian qua, kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ngày một tăng lên, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được tăng cường đáng kể, bộ mặt nông thôn miền núi từng bước được cải thiện, đời sống nhân dân nâng cao, hạn chế và đẩy lùi đói nghèo.
Dân số và lao động
Dân số trung bình của huyện năm 2010 có 44.640 người, chiếm khoảng 7,4% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số 5 năm giai đoạn 2006- 2009 là 1,07% (giai đoạn 2001-2005 là 0,98%/năm ).
Mật độ dân số của huyện đạt 128 người/km2 cao hơn mức trung bình cả tỉnh (127 người/km2).
Hiện số dân trong độ tuổi lao động có 27.534 người, chiếm 61,7% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (năm 2010) là 24.904 người. Trong đó:
- Ngành Nông, lâm, thủy sản: 13.348 người chiếm 53,6%.
- Ngành Công nghiệp-Xây dựng: 3.287 người chiếm 13,2%.
- Ngành Thương mại-Dịch vụ: 8.269 người chiếm 33,1%.
Tiềm năng về đất, rừng
Cam Lộ có tổng diện tích đất tự nhiên 34.447,39 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 27.553,48 ha chiếm 80% tổng diện tích đất. Trong diện tích đất nông nghiệp nhóm đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu với diện tích 20.322,15 ha bằng 75% đất nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng hiện có gần 2.528,22 ha chiếm 7,3% diện tích, trong đó có 503,99 ha diện tích đất bằng chưa sử dụng.
Tiềm năng khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Cam Lộ chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số khoáng sản đáng chú ý như sau:
Khai thác khoáng sản
- Đá vôi xi măng: Hiện có nhiều tại 02 mỏ Tân Lâm (Cam Tuyền) với trữ lượng cấp C1=74.389.000 tấn, cấp C2=328.055.000 tấn và mỏ Cam Thành với trữ lượng dự báo cấp P=79.361.000 tấn. Hai mỏ đá này đều được đánh giá có đá vôi chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
- Sét xi măng: Có tại Tân An (Cam Nghĩa), Cùa (Cam Chính) với quy mô khá lớn, đáp ứng chất lượng nguyên liệu sét sản xuất xi măng.
- Bazan phụ gia xi măng: Hiện có một điểm tại Tân Lâm (Cam Nghĩa) được đánh giá có quy mô khá lớn, đây là một trong những nguồn nguyên liệu phụ gia cho sản xuất cần đầu tư, thăm dò, khai thác.
- Quặng sắt: Có 03 điểm tại Tân Mỹ (Cam Thành) trữ lượng cấp P2= 1,06 triệu tấn; Quai Vạc (Cam Hiếu); Cùa (Cam Nghĩa).
- Sét gạch ngói (Cam Hiếu và Cam Thanh): Ngoài ra, trên địa bàn còn một số điểm, mỏ khoáng sản đáng chú ý khác là Đolomit Bản Hiếu (Cam Tuyền) có trữ lượng cấp P2=1,2 triệu m3; cát, cuội sỏi xây dựng (Cam Lộ) trữ lượng cấp C2=186.000 m3; nước khoáng nóng Tân Lâm (Cam Tuyền) thuộc nhóm nước khoáng cacbonic, nhiệt độ 450C; sét gạch ngói (Cam Thanh)...
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện hiện có khoảng trên 210 ha. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Cam Thành (Khu vực Tân Định) với diện tích 10ha, hiện đã có 5 nhà máy đã và đang triển khai xây dựng; cụm công nghiệp Cam Thành (Khu vực Tân Trang) đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Cam Tuyền với diện tích 50ha; cụm công nghiệp Cam Hiếu (70ha) và cụm TM – DV tư Sòng (20ha).
(Nội dung quy hoạch kêu gọi đầu tư xem tại mục thông tin quy hoạch)
Bên cạnh đó huyện còn chú trọng vào phát triển ngành nghề TTCN vào các vùng nông thôn, tăng thu nhập từ lĩnh vực phi nông nghiệp, tập trung giải quyết việc làm, ưu tiên các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên liệu có sẵn của địa phương như: sản xuất vôi hàu ở Phổ Lại (Cam An), giấy gió Cam An, đúc đồng ở Phước Thành (Cam Tuyền); bún gạo ở Cẩm Thạch (Cam An) và các truyền thống khác như: xay xát, gia công sắt, mộc dân dụng, đá lạnh, may mặc, thêu ren, sản xuất blô, và khai thác đá, sỏi sạn các loại...Đó là những cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp huyện trong tương lai và là điều kiện để đạt được mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 về phát triển công nghiệp.
Thương mại, dịch vụ, du lịch
Mạng lưới cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ huyện
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 14
-
Hôm nay 12374
Tổng cộng 7.948.091