Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- GIỚI THIỆU
- Tin tức - Sự kiện
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch
- Người dân cần biết
- Liên hệ
- Văn học nghệ thuật
- Du lịch Cam Lộ
- Tiếp cận thông tin
Chi tiết bài viết
Tìm hướng đi cho du lịch Cam Lộ
Ngày đăng: 18-12-2024
Cam Lộ là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh, địa danh có tiềm năng phát triển và khai thác du lịch. Thời gian gần đây, huyện Cam Lộ đã tiến hành khảo sát, đánh giá các địa điểm, di tích nhằm xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trong tương lai. Tuy nhiên, với tiềm lực và quy mô kinh tế của địa phương, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Để du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, Cam Lộ rất cần sự chung tay góp sức của các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, doanh nghiệp, Nhân dân... giúp cho địa phương tìm ra hướng phát triển du lịch phù hợp.
Khu Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam tại huyện Cam Lộ thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu
Tiềm năng phát triển du lịch
Cam Lộ có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Trị, có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, như: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9, tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn... Trong đó, có sông Hiếu chảy qua, có thể khai thác đường thủy nội địa.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời kết nối các tuyến du lịch với địa bàn trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, địa hình Cam Lộ chia thành 3 vùng rõ rệt, gồm: Miền núi, trung du gò đồi và đồng bằng dọc theo sông Hiếu.
Với địa hình có rừng, sông, suối, hồ với nhiều cảnh quan đẹp như: Khe Gió, suối nước nóng Tân Lâm, hồ Đá Mài - Tân Kim, hồ Nghĩa Hy, đồi Rockpile, hang Dơi… có thể phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm.
Là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, Cam Lộ hiện có kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và đồng bộ. Trong đó, hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư, mạng lưới cơ sở lưu trú có bước phát triển.
Ngoài ra, địa phương có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, sản vật tự nhiên và nuôi trồng đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm của du khách. Cam Lộ cũng là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, như: Thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương, Khu Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam, chợ Phiên Cam Lộ…
Với những điều kiện có được, những năm qua, lượng khách du lịch đến với Cam Lộ mặc dù chưa nhiều nhưng đều tăng hằng năm, ước đạt 12.000 lượt. Trong đó, chủ yếu là khách lẻ, khách gia đình, khách đi theo tour cố định mới hình thành bước đầu, du lịch hoài niệm về chiến trường xưa, trải nghiệm của học sinh, các nhóm sở thích.
Các loại hình tham quan chính là du lịch tâm linh, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, thưởng thức và mua sắm các đặc sản của địa phương.
Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Cam Lộ quyết tâm từng bước đưa du lịch trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện. Trong đó, địa phương đã hiện thực hóa các chủ trương, định hướng, chính sách phát triển du lịch bằng việc xây dựng và ban hành Đề án “Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch huyện Cam Lộ giai đoạn 2021- 2025, định hướng năm 2030” với những mục tiêu, giải pháp cụ thể.
Trong đó, tập trung xây dựng quy hoạch, kêu gọi đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng các di tích lịch sử trên địa bàn; tìm kiếm, phong phú hóa các hiện vật trưng bày; hình thành các tuyến du lịch trải nghiệm, khám phá gắn với tham quan.
Thời gian qua, Cam Lộ cũng đón nhận những tín hiệu tích cực khi có những tập đoàn lớn như: T&T, Sam Hoding, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... xúc tiến mong muốn hợp tác đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đã đến đầu tư, xây dựng các điểm đến du lịch.
Định hướng du lịch của Cam Lộ là phát triển du lịch dựa trên tiềm năng và thế mạnh của địa phương với các loại hình: Du lịch di tích lịch sử cách mạng; du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề. Phát triển du lịch hài hòa trong tổng thể nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
Để đánh thức tiềm năng du lịch cũng như đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện, mới đây, địa phương đã tổ chức hội nghị phát triển du lịch năm 2022.
Tại chương trình, các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, đại diện các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh đã đóng góp ý kiến cho sự phát triển du lịch của Cam Lộ. Trong đó, tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp, ý tưởng về quy hoạch, quảng bá, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.
Đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư phát triển du lịch tại địa phương để cùng bàn giải pháp tháo gỡ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Nguyễn Thanh Bắc cho biết: “Tới đây, địa phương tiếp tục tăng cường quảng bá, giới thiệu về các thế mạnh, tiềm năng du lịch sẵn có; chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch; xây dựng những cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư hợp lý nhằm khai thác triệt để các lợi thế về tài nguyên, cảnh quan, môi trường và các cụm di tích lịch sử - văn hoá. Với quyết tâm từng bước đưa du lịch trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, huyện Cam Lộ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại địa phương”.
Trường Nguyên
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 37
-
Hôm nay 13190
Tổng cộng 8.359.846