Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ

Chi tiết bài viết

Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì? Các lĩnh vực thi khoa học kỹ thuật

Ngày đăng: 14-11-2023

Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Vậy cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì? Các lĩnh vực thi khoa học kỹ thuật là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì?

Cuộc thi khoa học kỹ thuật là một hoạt động thi đấu, trong đó các đội hoặc cá nhân thi đua nhau trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Thông thường, các cuộc thi như vậy thường bao gồm các vấn đề liên quan đến lập trình, thiết kế và xây dựng các sản phẩm, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc nghiên cứu khoa học. Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật là một sân chơi dành cho các nhà khoa học, các bạn trẻ yêu thích và có niềm đam mê với môn Khoa học Kỹ thuật. Đây là cơ hội để các thí sinh có thể thể hiện và tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đang phát triển.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật được tổ chức nhằm khám phá và khuyến khích những tài năng trẻ có sức sáng tạo và khả năng nghiên cứu khoa học. Những thiết kế, sản phẩm và nghiên cứu độc đáo của các thí sinh sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia trong ngành Khoa học Kỹ thuật để chọn ra những giải thưởng xứng đáng.

Tại Việt Nam, Cuộc thi khoa học kỹ thuật do ngành giáo dục tổ chức với các đối tượng dự thi là đông đảo học sinh và thầy cô giáo trong cả nước. Cuộc thi được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới, kích thích sự sáng tạo trong môi trường học đường; phát triển năng lực tự học, giúp học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh và thầy cô giáo tăng thêm kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội để họ giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

 

2. Mục đích cuộc thi khoa học kỹ thuật

Mục đích của cuộc thi khoa học kỹ thuật là khuyến khích và động viên các bạn học sinh có niềm đam mê, tò mò với khoa học kỹ thuật, giúp các em có cơ hội thực hiện những ý tưởng sáng tạo của mình, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, giao lưu kết nối với bạn bè đam mê cùng lĩnh vực, đóng góp vào sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật từ cấp trường lên đến cấp quốc gia. Cuộc thi cũng giúp các sinh viên có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa học và khám phá ra các ứng dụng thực tiễn của khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, cuộc thi còn tạo cơ hội cho các nhà khoa học, giáo viên và đại diện của các tổ chức liên quan trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật; cộng đồng cũng có thể tìm ra các nghiên cứu, ý tưởng, sản phẩm mới hoặc cải tiến hiệu quả. 

Bên cạnh đó, cuộc thi còn giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật tại Việt Nam bằng việc giới thiệu những công trình nghiên cứu mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề tại địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường sự quan tâm và đầu tư của cả chính phủ và các doanh nghiệp vào lĩnh vực này, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và quyền lợi của người dân.

Đối với học sinh, những cuộc thi khoa học kỹ thuật khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học. Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

 

3. Các lĩnh vực thi khoa học kỹ thuật

Các dự án nghiên cứu tham gia thi khoa học kỹ thuật có thể đăng ký ở 22 lĩnh vực được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT, bao gồm:

STT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu
1 Khoa học động vật Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;…
2 Khoa học xã hội và hành vi Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;…
3 Hóa Sinh Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;…
4 Y Sinh và khoa học Sức khỏe Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;…
5 Kĩ thuật Y Sinh Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;…
6 Sinh học tế bào và phân tử Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;…
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…
8 Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;…
9 Khoa học Trái đất và Môi trường Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;…
10 Hệ thống nhúng Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;…
11 Năng lượng: Hóa học Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…
12 Năng lượng: Vật lí Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…
13 Kĩ thuật cơ khí Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…
14 Kĩ thuật môi trường Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;…
15 Khoa học vật liệu Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;…
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng;Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;…
18 Vật lí và Thiên văn Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học;Lý – Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học;Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…
19 Khoa học Thực vật Nông nghiệp;Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;…
20 Rô bốt và máy thông minh Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;…
21 Phần mềm hệ thống Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;…
22 Y học chuyển dịch Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;…

LIÊN KẾT WEBSITE
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 8

  • Hôm nay 2826

  • Tổng cộng 8.394.867

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CAM LỘ

Địa chỉ: RX5V+3C8, 2 tháng 4, TT. Cam Lộ, Cam Lộ, Quảng Trị, Việt Nam
Email: ubndcamlo@quangtri.gov.vn   Điện thoại: 0915.023.667    Fax: 0915.023.667
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ