Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- GIỚI THIỆU
- Tin tức - Sự kiện
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch
- Người dân cần biết
- Liên hệ
- Văn học nghệ thuật
- Du lịch Cam Lộ
Hành trình lan tỏa yêu thương
Ngày đăng: 08-12-2020
Với mục đích ban đầu là đạp xe gom rác xuyên Việt, anh Phạm Công Luật (27 tuổi), quê ở huyện Cam Lộ đã làm nên một hành trình với nhiều hành động ý nghĩa cho cộng đồng. Để làm được điều đó, ngoài có một trái tim ấm áp luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội là sự nỗ lực không biết mệt mỏi để vượt qua bệnh tật và thách thức trong cuộc sống của người thanh niên này. Anh Phạm Công Luật quê ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2015, anh bắt đầu làm các công việc chuyên ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên văn phòng của công ty du lịch… Đến ngày 26/5/2020, anh nghỉ việc và chuẩn bị cho hành trình gom rác vào 3/7/2020.
Anh Phạm Công Luật (người đeo kính) cùng các tổ chức từ thiện tặng quà khắc phục hậu quả lũ lụt tại huyện Hướng Hóa
Những năm 2015-2016, anh Phạm Công Luật rơi vào tình trạng trầm cảm suốt nhiều tháng trời. Không hạnh phúc với những công việc như hướng dẫn viên, nhân viên văn phòng hay nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ, anh quyết định từ bỏ công việc và làm một điều gì đó mới mẻ hơn.
Anh bắt đầu hành trình đạp xe xuyên Việt của mình từ ngày 3/7/2020 với hành trang là một chiếc xe đạp, một chiếc máy ảnh, một máy điện thoại, vài bộ quần áo và số tiền 3 triệu đồng.. Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, anh ngược ra Bắc qua các tỉnh thành như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… với quãng đường gần 1.000 km. Không như nhiều người khác, đạp xe để trải nghiệm, thử thách bản thân hay đơn giản là rèn luyện sức khỏe, anh Luật muốn việc đạp xe của mình không chỉ để được khám phá đó đây mà còn có thể mang lại ý nghĩa cho cả cộng đồng. Anh quyết định vừa đi, vừa dừng lại gom rác. Tưởng chừng như hành trình của mình cứ diễn ra lặng lẽ như thế, nhưng anh hết sức bất ngờ vì khi đi đến đâu, các bạn trẻ, các tổ chức tình nguyện đều nhiệt tình giúp đỡ anh đến đấy. Trên trang Facebook của anh đã có nhiều hơn những lượt chia sẻ về các bài viết được anh cập nhật mỗi ngày. Cái tên Gom anh đặt cho mình để bắt đầu chuyến đi cũng trở thành cái tên được mọi người yêu mến dùng để gọi anh. Nhiều người biết đến anh hơn, nhiều lời động viên, cổ vũ và cả những hành động thiết thực đã giúp đỡ anh rất nhiều về vật chất lẫn tinh thần.
Những ngày tháng đầu tiên của cuộc hành trình, anh Luật gặp phải rất nhiều khó khăn. Xe hỏng, thời tiết mưa nắng thất thường và cơ thể chưa quen với việc vận động diễn ra liên tục khiến anh rất mệt. Hơn nữa, số tiền ít ỏi mang theo nhanh chóng hết vì chi phí cho việc ăn uống và nghỉ chân dọc đường nhiều hơn anh dự toán.. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của mọi người cũng nhanh chóng tìm đến với anh. Có người tặng anh dụng cụ sửa xe, nước uống, giúp đỡ kinh phí, có người chủ một khách sạn mời anh nghỉ qua đêm, hay những nơi như nhà chùa, nhà dân cũng rộng cửa đón anh. Anh Luật chia sẻ thêm, khi nghe anh nói về dự định của mình, nhiều người bày tỏ ý muốn anh ở lại cùng họ hay khuyên nhủ anh nên quay về vì lo nghĩ anh sẽ không đi hết một hành trình khó khăn như vậy. Nhưng cũng chính những hành động và sự quan tâm của mọi người đã khiến anh thêm vững bước hơn trên con đường mình đã chọn, tin tưởng rằng hành trình này anh không cô đơn.
Lần vượt qua đèo Vĩnh Hy là chặng đường khó khăn và nguy hiểm nhất. Con đèo dài hơn 19 km, không nhà dân, hết nước uống, ngày đạp xe vượt qua đèo cũng là lúc khớp gối của anh bị khô không đi lại được, phải nghỉ ngơi 3 ngày sau đó anh mới tiếp tục hành trình của mình. Không chỉ khó khăn trên những cung đường, anh Luật còn gặp phải sự phản đối từ phía gia đình, bố mẹ và người thân vì ai cũng mong muốn anh có một cuộc sống ổn định, bớt nguy hiểm hơn. Vậy nhưng đối với anh Luật, ổn định chính là luôn luôn tin tưởng vào hành động và mục tiêu của bản thân, tin tưởng về hành trình gom rác xuyên Việt sẽ lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội. Bằng thời gian kiên trì gần 5 tháng qua, anh đã thuyết phục được sự ủng hộ của gia đình, vượt qua sự dị nghị của hàng xóm láng giềng để theo đuổi ý nghĩa cuộc sống của bản thân. Bố của anh, ông Phạm Văn Khế chia sẻ: “Khi nghe con trai nói rằng sẽ bắt đầu hành trình đạp xe xuyên Việt, gia đình hết sức lo lắng. Là con trai út trong nhà, chúng tôi chỉ mong cuộc sống Luật giống như hai người anh của mình, có công việc ổn định và sớm lập gia đình chứ cuộc sống “nay đây mai đó” khiến ba mẹ không yên tâm. Nhưng khi thấy con vui và hạnh phúc vì được sống với đam mê, hành trình của con mang lại ý nghĩa cho xã hội thì chúng tôi lại quay sang ủng hộ con”.
Trên những cung đường mà anh Luật đi qua, được tiếp xúc với nhiều mảnh đời bất hạnh, nhiều vùng đất còn rất khó khăn, anh hy vọng hành trình của mình không chỉ dừng lại ở việc gom rác mà hơn thế nữa, có thể mang lại ý nghĩa nhiều hơn. Anh muốn những nơi đó, người dân được sử dụng nước sạch, trẻ em đều được đến trường, những cảnh đời bất hạnh được sẻ chia hạnh phúc.
Do ảnh hưởng của COVID-19 hồi tháng 8/2020, hành trình của anh phải dừng lại ở Quảng Ngãi, thời gian này anh quyết định quay lại Phú Yên và ở đó, anh cùng các bạn trẻ nơi đây tổ chức nhiều hoạt động như trồng cây, phát quà trung thu cho trẻ em. Gần đây, khi mưa lũ ở miền Trung ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân, anh Luật tạm dừng chuyến đi để về hỗ trợ quê hương Quảng Trị. Việc tạo được sự ủng hộ của cộng đồng từ trước, trong đó có cả những người nổi tiếng như ca sĩ Lê Cát Trọng Lý, gia đình Cam Cam… anh đã vận động được nhiều người quyên góp với số tiền hơn 400 triệu đồng để ủng hộ người dân miền Trung. Với số tiền quyên góp được, anh cùng với một số tổ chức từ thiện phát quà tại các địa phương trên địa bàn huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá.
Thời gian sắp tới, khi thời tiết tốt hơn cũng là lúc chuyến hành trình của anh Luật lại tiếp tục. Với sự giúp đỡ của bạn bè, của những người cùng chung lý tưởng, anh dự định sẽ sớm khởi động dự án 1 tỉ cây xanh, phủ xanh đất trống, đồi trọc trên những con đường đi qua, bắt đầu từ ngay trên mảnh đất Cùa quê anh. Trong một tương lai xa hơn, anh sẽ đạp xe qua tất cả các nước Đông Nam Á, vừa để trải nghiệm, vừa để mang hành trình Gom của mình đến với bạn bè trong khu vực. Hành trình ấy như Phạm Công Luật chia sẻ là chuyến đi không hồi kết, là hành trình trọn đời, đi và lan toả những giá trị tốt đẹp.
Tác giả bài viết: Diệu Linh (Báo Quảng Trị)
- Hồ Văn Vìa - “Ông dân vận của bản” (29/03/2022)
- Tấm lòng người trẻ xứ Cùa với bà con vùng lũTấm lòng người trẻ xứ Cùa với bà con vùng lũ (29/03/2022)
- Đội “cứu hộ” xe máy ngập nước miễn phí cho nhân dân vùng ngập lụt (29/03/2022)
- Những bữa cơm ấm lòng người dân vùng lũ (29/03/2022)
- “Vua phá lưới” có tấm lòng nhân hậu (29/03/2022)
- Tài năng không đợi tuổi (29/03/2022)
- Học sinh không tham của rơi (29/03/2022)
- Việc làm ý nghĩa của cô giáo đang cách ly để phòng tránh COVID-19 (29/03/2022)
- "Ươm" lại cuộc đời (29/03/2022)
- Gương sáng “Học sinh 3 tốt” (29/03/2022)
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 14
-
Hôm nay 4417
Tổng cộng 7.952.990