Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- GIỚI THIỆU
- Tin tức - Sự kiện
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch
- Người dân cần biết
- Liên hệ
- Văn học nghệ thuật
- Du lịch Cam Lộ
- Tiếp cận thông tin
Chi tiết bài viết
Khởi sắc nhờ xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 13-05-2020
Sau 9 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cam Lộ đã được công nhận là huyện NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn nhiều khởi sắc.
Mô hình trồng lạc thích ứng với biến đổi khí hậu cho năng suất cao ở Cam Thành
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, để đạt các tiêu chí NTM, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Cam Lộ đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Trên tinh thần tự nguyện, với phương châm “Lấy sức dân xây dựng tương lai, hạnh phúc cho dân”, nhân dân các xã trong huyện đã đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất để xây dựng các công trình, góp phần thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng NTM. Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, người dân Cam Lộ đã hiến trên 125.000 m2 đất, hơn 27.000 cây ăn quả, cây lấy gỗ các loại để góp phần xây dựng NTM. Bằng nhiều nguồn lực, nhất là huy động từ nhân dân, các địa phương đã thực hiện được hàng loạt các công trình, phần việc như mở rộng, nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, giao thông, thủy lợi nội đồng, công trình xã hội, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, xử lý rác thải... Tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2010 đến 2019 là hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷ, doanh nghiệp hơn 1.333 tỷ, tín dụng trên 180 tỷ, lồng ghép gần 110 tỷ, nhân dân đóng góp hơn 408 tỷ, còn lại là nguồn vốn khác. Một số nét nổi bật, đáng ghi nhận của huyện Cam Lộ trong quá trình xây dựng NTM là 100% tuyến đường trục xã đến trung tâm huyện, đường liên xã với tổng chiều dài 124,8 km đã được nhựa hóa; 24/24 trường học đạt chuẩn Quốc gia; thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2019 đạt gần 43 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo còn 3,17%; kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân với kết quả xây dựng NTM của huyện Cam Lộ đạt trên 99%...
Nhờ xây dựng NTM diện mạo nông thôn Cam Lộ đang được "thay da đổi thịt" từng ngày. Tại mỗi xã, mỗi khu dân cư, đường làng, ngõ xóm ngày càng khang trang, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đã được trải nhựa; đường liên thôn, ngõ xóm đã được bê tông hóa và có điện thắp sáng. Hệ thống điện cùng với mạng lưới thủy lợi thường xuyên được củng cố, nâng cấp đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Đa số nhà ở của người dân đã được xây dựng kiên cố, khang trang, nhiều nhà cao tầng hiện đại; các trung tâm, cửa hàng mua sắm, nhà hàng, chợ...đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con trên địa bàn.
Bên cạnh đó, xác định việc thực hiện nâng cao thu nhập cho nhân dân là tiêu chí quan trọng nhất nên Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện luôn coi đó vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề để thực hiện các tiêu chí còn lại. Nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất đã được triển khai, trong đó nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều mô hình tăng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm; chú trọng phát triển các loại cây, con có thế mạnh của địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Cuối năm 2019 huyện đã có 7 sản phẩm nông nghiệp địa phương được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3-4 sao (chiếm 37% sản phẩm OCOP toàn tỉnh)…
Với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn cùng những kết quả mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mang lại đã góp phần không nhỏ trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, từng bước tạo nên một Cam Lộ ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh.
Tác giả bài viết: Từ Thị Lương Duyên (Thanh tra huyện)
- Cam Lộ: 7 sản phẩm được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP (20/03/2022)
- Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá chép giòn trong lồng (20/03/2022)
- Mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VIETGAP năng suất 20 tấn/ha (20/03/2022)
- Mô hình trồng sắn dây trên đất ruộng lúa cho thu nhập hơn 20 triệu/sào (20/03/2022)
- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng (20/03/2022)
- Trồng thử nghiệm thành công cây ném ở vùng Cùa (20/03/2022)
- Hợp tác xã Dịch vụ môi trường và công trình đô thị Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 (20/03/2022)
- Chi cục thuế khu vực Đông Hà – Cam Lộ hoàn thành xuất sắc công tác thu thuế năm 2019 (20/03/2022)
- Nông dân Cam Lộ thi đua phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới (20/03/2022)
- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lạc cho nông dân (20/03/2022)
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 7
-
Hôm nay 1866
Tổng cộng 8.378.635