Chi tiết bài viết - Huyện Cam Lộ
- '
- TRANG CHỦ
- Cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Cam Lộ
- UBND Các Xã, Thị Trấn
- Các Phòng, Ban Chuyên Môn
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Phòng VH-TT
- Phòng LĐTBXH
- Phòng NN&PTNT
- Phòng GD&ĐT
- Phòng TNMT
- PHÒNG Y TẾ
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Nội Vụ
- Thanh Tra Huyện Cam Lộ
- Ban QLDA, PTQĐ&CCN
- Trung tâm QLC, MT&ĐT
- Trung tâm GDNN-GDTX
- GIỚI THIỆU
- Tin tức - Sự kiện
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch
- Người dân cần biết
- Liên hệ
- Văn học nghệ thuật
- Du lịch Cam Lộ
- Tiếp cận thông tin
Vùng đất của các loại cây dược liệu
Ngày đăng: 05-12-2021
Là huyện nằm ở vùng gò đồi, Cam Lộ có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp, trong đó có cây dược liệu. Vì thế, trồng cây dược liệu mở ra bước đột phá phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Phát triển vùng nguyên liệu cà gai leo An Xuân
Chủ động quy hoạch, hợp tác để phát triển cây dược liệu
Huyện Cam Lộ có diện tích đất tự nhiên khoảng 35.000 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 83,2%. Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển với 3 tiểu vùng rõ rệt tạo ra một vùng sinh thái đa dạng, nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp hàng hóa mang tính tập trung cao. Cùng với đó, Cam Lộ có sông Hiếu đi dọc theo địa bàn từ Tây về Đông chảy ra biển nên vùng đồng bằng đất đai màu mỡ phù hợp cho sự phát triển cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng công nghiệp hóa trong nông nghiệp. Địa phương cũng có vùng đất đỏ ba dan với độ cao lý tưởng phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây dược liệu với dược tính cao, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá lợi thế, tiềm năng kinh tế trên 3 vùng trọng điểm, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã chủ động kêu gọi các công ty liên doanh, liên kết tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị cao, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích. Theo đó, địa phương đã thực hiện chuyển đổi gần 200 ha đất lâm nghiệp và đất màu sang liên kết sản xuất dứa, dược liệu nâng giá trị gia tăng so sánh trên các vùng đất chuyển đổi dứa, chè vằng cao gấp 2-3 lần trồng rừng thuần, mở hướng khai thác dư địa đất đai, sinh thái vùng gò đồi để phát triển các sản phẩm đặc thù địa phương gắn với thị trường tiêu thụ và liên kết sản xuất. Đặc biệt, địa phương đã thử nghiệm trên 10 loại cây dược liệu mới, trong đó, cây chè vằng, cà gai leo đang hình thành vùng tập trung thâm canh theo hướng hữu cơ gắn với chuỗi sản phẩm OCOP của tỉnh; cây an xoa đang được nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân rộng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và từng bước đăng ký bản quyền giống, xây dựng thương hiệu, tham gia vào chuỗi sản phẩm OCOP. Dự kiến năm 2021, huyện Cam Lộ phấn đấu hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến và nhân rộng 20-25 ha.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ
Bên cạnh công tác quy hoạch, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, việc nâng cao chất lượng sản phẩm được huyện chú trọng thực hiện. Những ngày này, đặt chân đến làng nghề cao dược liệu Định Sơn, xã Cam Nghĩa, chúng tôi cảm nhận được không khí làm việc hối hả tại các lò nấu cao trên địa bàn. Trưởng ban làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn Trần Văn Luyến cho biết: “Những ngày gần đây, cả làng nghề đang hối hả chuẩn bị sản phẩm để xuất đến các thị trường truyền thống như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Trong điều kiện tình hình dịch bệnh ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm tại làng nghề khá thuận lợi, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Đặc biệt, kể từ sau khi được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã mở ra một hướng phát triển mới cho làng nghề cao dược liệu Định Sơn. Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, đến nay tại làng đã có 2 hộ thành lập công ty, 4 hộ thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh cao dược liệu, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 80 lao động địa phương. Ngoài ra còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế”.
Làng nghề cao dược liệu Định Sơn chuyên sản xuất các loại cao như chè vằng, hà thủ ô, cà gai leo với sản lượng bình quân đạt trung bình khoảng 135 tấn sản phẩm/năm, tương đương sử dụng khoảng 1.350 tấn nguyên liệu tươi. Trước đây, để có nguyên liệu dùng nấu cao dược liệu, người dân phải vào rừng tìm kiếm, khai thác hoặc thu mua từ các tỉnh khác về nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2014, một số cây như chè vằng, cà gai leo được người dân làng nghề Định Sơn trồng thử nghiệm tại vườn nhà để chủ động nguồn nguyên liệu. Bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2015, huyện Cam Lộ bắt đầu trồng thử nghiệm 2 ha cà gai leo, 1 ha chè vằng. Đến năm 2016, huyện tiếp tục mở rộng mô hình trồng thử nghiệm các giống cây dược liệu như cà gai leo, chè vằng, ngưu tất, sinh địa, nghệ trên diện tích gần 30 ha. Đến năm 2017, huyện Cam Lộ ban hành chính sách phát triển vùng nguyên liệu cao dược liệu với quy mô 30 ha trồng cây chè vằng ở các xã: Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thủy, Cam Tuyền, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào cho Làng nghề cao dược liệu Định Sơn.
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh cho biết: “Đến thời điểm này, toàn huyện có từ 200-300 hộ dân tham gia trồng cây dược liệu, thu nhập được cải thiện rõ nét so với các loại cây truyền thống trước đây. Chất lượng sản phẩm dược liệu cũng được nâng lên đáng kể, đến nay trên địa bàn đã có 6 sản phẩm dược liệu được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao gồm: cà gai leo An Xuân, cà gai leo giải độc gan của cơ sở An Xuân, cao chè vằng của Công ty TNHH Mai Thị Thủy; 3 sản phẩm đạt 3 sao gồm cao cà gai leo của Công ty TNHH Mai Thị Thủy, nghệ Cùa của cơ sở Quang Linh”.
Đưa sản phẩm dược liệu ra thị trường thế giới
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Trưởng ban làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn Trần Văn Luyến phấn khởi cho biết: “Ngoài tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước, tháng 4/2021, lần đầu tiên lô hàng gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của huyện Cam Lộ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, mở ra triển vọng lớn cho cây dược liệu trên địa bàn. Hiện tại, làng nghề chúng tôi đang chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất sản phẩm phục vụ cho đợt xuất khẩu lần thứ 2 sang thị trường Mỹ với lô hàng khoảng 2 tấn cao an xoa”. Để có nguồn nguyên liệu chế biến cao an xoa, huyện Cam Lộ đã cùng với doanh nghiệp triển khai trồng thử nghiệm 3,5 ha cây an xoa tại các xã Cam Thành, Cam Nghĩa và Cam Hiếu. Ngoài sản phẩm cao dược liệu an xoa, hiện nay Công ty Cổ phần AGRIDYNAMICS Việt Nam đang tiếp tục kết nối với phía đối tác để đưa thêm một số sản phẩm nông sản của huyện Cam Lộ như tiêu Cùa, tinh bột nghệ, cao cà gai leo, chè vằng sang Mỹ để giới thiệu và test thử các thành phần dược chất, tìm kiếm cơ hội đầu ra cho nông sản địa phương. “Với những sản phẩm dược liệu đã được khẳng định thương hiệu và công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh, huyện, địa phương sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Riêng với cây dược liệu an xoa, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu theo biên bản được ký kết với doanh nghiệp. Song song với đó, huyện cũng chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa để tiêu thụ các sản phẩm dược liệu trên địa bàn”, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh thông tin thêm.
Trên lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với cảnh quan môi trường xanhsạch-đẹp giai đoạn 2021-2025, Cam Lộ quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung chuyên canh ổn định với diện tích 500 ha, trong đó có 100 ha chè vằng; 200 ha cây an xoa, 50 ha cà gai leo, 100 ha cây tràm năm gân Nhật Bản và 50 ha các cây dược liệu khác như hà thủ ô, sâm Bố Chính, nghệ... Đồng thời nghiên cứu, xây dựng ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống, thâm canh trồng thuần, hữu cơ, công nghệ cao, có mã vùng và các chứng nhận hữu cơ, VietGAP…Bên cạnh đó, huyện Cam Lộ cũng chú trọng tuyên truyền, vận động người sản xuất rừng bảo tồn, khoanh nuôi và khai thác hợp lý các cây dược liệu dưới tán rừng để liên kết với các cơ sở, HTX chế biến gắn với đổi mới công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu tham gia vào chuỗi sản phẩm OCOP huyện, tỉnh và cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, huyện trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị”.
Tác giả bài viết: Lệ Như
- Cam Lộ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP từ dược liệu (20/03/2022)
- Cam Lộ đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (20/03/2022)
- 7/8 xã, thị trấn công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò (20/03/2022)
- Khẩn trương thu hoạch lúa mưa bão (20/03/2022)
- Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò tại xã Cam Tuyền (20/03/2022)
- Bộ sản phẩm dầu ăn Super Green được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 (20/03/2022)
- Hỗ trợ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học (20/03/2022)
- Cam Lộ thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid – 19 vừa thu ngân sách đạt và vượt dự toán 6 tháng đầu năm 2021 (20/03/2022)
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 bàn giao 31,5 ha rừng cho huyện Cam Lộ khoanh nuôi, bảo vệ (20/03/2022)
- Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu an xoa (20/03/2022)
-
ĐINH NHƯ Ý
Quản trị mạng
0935 599 113
dinhnhuy@quangtri.gov.vn
-
Đang online 25
-
Hôm nay 7799
Tổng cộng 7.965.507