“Cháy” hết mình trong màu áo chữ thập đỏ
Đã nhiều năm nay, bất kỳ trong hoạt động từ thiện, nhân đạo hay phòng, chống thiên tai, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn huyện Cam Lộ mọi người đều nhìn thấy hình ảnh chị Ngô Thị Đào, một hội viên Hội Chữ thập đỏ đã 62 tuổi, ở thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu luôn năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, không quản ngại gian khó, đi đầu trong mọi công việc. Những đóng góp của chị đã góp phần đưa phong trào của hội phát triển mạnh mẽ, trở thành đơn vị xuất sắc nhiều năm liền ở huyện Cam Lộ.
Nguyễn Văn Hiếu- Trưởng thôn xuất sắc ở vùng Cùa
Anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, từng tốt nghiệp Khoa Lịch sử của Trường Đại học Đà Lạt, trở về quê hương làm nhiều công việc khác nhau, nhưng rồi lại “bén duyên” với một công việc không ai ngờ tới: làm trưởng thôn. Từ sự tín nhiệm, hỗ trợ của bà con trong thôn, sự nỗ lực của bản thân, anh Hiếu đã đưa nhiều phong trào của thôn Mai Lộc 2 dẫn đầu trong toàn xã.
Nữ cán bộ tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống COVID-19
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện không ít những tấm gương tiêu biểu. Trong đó, có chị Nguyễn Thị Mỹ Loan, Trưởng phòng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Cam Lộ là tấm gương tiêu biểu về tinh thần trách nhiệm, vượt khó, không kể ngày đêm để cùng với cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch.
Trả lại tiền cho người đánh rơi
Khoảng 15h ngày 15/6/2021, Công an thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận, xác minh và bàn giao tài sản cho người đánh rơi.
Cam Lộ lan tỏa yêu thương bằng mô hình “ATM gạo”
Cứ đều đặn thứ 5 hàng tuần, rất đông bà con nhân dân có mặt tại trụ sở Hội Chữ thập đỏ huyện Cam Lộ để được nhận gạo hỗ trợ. Điều đặc biệt, là gạo được cấp phát bằng máy, gọi là “ATM gạo”. Mô hình “ATM gạo” này không phải là mới ở nước ta, tuy nhiên là mô hình mới ở Cam Lộ, Quảng Trị.
Với mục đích ban đầu là đạp xe gom rác xuyên Việt, anh Phạm Công Luật (27 tuổi), quê ở huyện Cam Lộ đã làm nên một hành trình với nhiều hành động ý nghĩa cho cộng đồng. Để làm được điều đó, ngoài có một trái tim ấm áp luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội là sự nỗ lực không biết mệt mỏi để vượt qua bệnh tật và thách thức trong cuộc sống của người thanh niên này. Anh Phạm Công Luật quê ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2015, anh bắt đầu làm các công việc chuyên ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên văn phòng của công ty du lịch… Đến ngày 26/5/2020, anh nghỉ việc và chuẩn bị cho hành trình gom rác vào 3/7/2020.
Hồ Văn Vìa - “Ông dân vận của bản”
Ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, hàng chục năm nay ông Hồ Văn Vìa (73 tuổi) được biết đến là một người có uy tín của đồng bào Vân Kiều. Ông không chỉ gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước mà còn làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền vận động người dân đoàn kết một lòng xây dựng bản làng ngày càng ấm no hạnh phúc. Người dân địa phương thường gọi ông với cái tên trìu mến là “ông dân vận của bản”.
Tấm lòng người trẻ xứ Cùa với bà con vùng lũ
Trước những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra thời gian qua ở trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Cam Lộ nói riêng, gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân nơi đây, một nhóm bạn trẻ ở 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa (vùng Cùa), huyện Cam Lộ đã “kết nối yêu thương” để chung tay hỗ trợ cho bà con vượt qua những khó khăn, thiệt hại do cơn lũ lịch sử gây ra.
Đội “cứu hộ” xe máy ngập nước miễn phí cho nhân dân vùng ngập lụt
Sau liên tiếp 2 đợt lũ chồng lũ, hàng trăm chiếc xe máy của bà con các xã Cam Hiếu, Cam Tuyền, Thanh An, huyện Cam Lộ bị hư hỏng nặng do ngâm trong nước dài ngày. Để kịp thời giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả sau lũ, anh Nguyễn Thanh Tuấn, một thợ sửa xe máy lành nghề ở xã Cam Nghĩa cùng một số người bạn đã lập đội “cứu hộ” về tận các thôn bị ngập lụt nặng để sửa chữa xe máy miễn phí cho bà con nhân dân. Thông qua đội “cứu hộ” này, một số mạnh thường quân cũng chung tay quyên góp ủng hộ kinh phí mua dầu nhớt, phụ tùng để thay thế giúp bà con.
Những bữa cơm ấm lòng người dân vùng lũ
Thiên tai lũ lụt trong những ngày qua không những cuốn đi tài sản bao năm chắt chiu làm lụng của người dân mà còn làm cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn, đảo lộn. Để có được bát cơm cầm hơi quả thật là rất khó khăn đối với người dân vào thời điểm nước đang ngập. Tuy nhiên với tinh thần tương thân, tương ái, những ngày này nhiều tổ chức từ thiện, ban ngành, đoàn thể, mạnh thường quân ở Cam Lộ đã đứng ra quyên góp, tổ chức nấu hàng ngàn suất cơm để kịp thời đưa đến người dân vùng ngập lũ đã phần nào làm ấm lòng bao người.
“Vua phá lưới” có tấm lòng nhân hậu
Những ngày này hình ảnh em Lê Tiến Thành, học sinh lớp 5A5, Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ đoạt danh hiệu “Vua phá lưới” tại Giải bóng đá nam U11 Cúp QRTV - 2020 giành cho lứa tuổi nhi đồng tỉnh Quảng Trị làm cho nhiều bạn học sinh trên địa bàn huyện Cam Lộ rất ngưỡng mộ bởi không những có tài năng trong bóng đá mà em còn có một tấm lòng nhân hậu.
Đó là điều duy nhất mà tôi nghĩ đến trong lần đầu gặp Kiều Anh – học sinh lớp 12A1, trường THPT Cam Lộ tại chương trình trao giải “Học sinh 3 tốt” được diễn ra tại Thái Nguyên đầu tháng 12 năm ngoái. Từ một cô bé khá nhút nhát, tự ti trong cuộc sống, em đã tự học tập, rèn luyện để thay đổi bản thân và thay đổi tương lai của chính mình.
Ngày 10.5.2020, thông tin từ chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Bí thư Huyện đoàn Cam Lộ cho biết trên địa bàn huyện có một học sinh lớp 8, đã có việc làm hết sức ý nghĩa đó là không tham của rơi, trả lại số tiền lớn cho người đánh mất. Đó là em Nguyễn Vũ Thành, ở thôn An Thái, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, học sinh lớp 8A, trường TH&THCS Cam Tuyền.
Việc làm ý nghĩa của cô giáo đang cách ly để phòng tránh COVID-19
Hoàng Thị Ly Ly (sinh năm 1995), ở thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ là giáo viên tiểu học dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều ở thị trấn Sê nô, tỉnh Savannakhet, Lào đã ba năm nay. Giữa tháng 3/2020, cô cùng các giáo viên người Việt Nam ở tỉnh Savannakhet nhận được thông báo của nhà trường cho học sinh nghỉ học để phòng, chống COVID-19, các giáo viên được phép về nước cho đến khi có thông báo đi học trở lại. Ngay sau khi nhận thông báo, cô Ly cùng các bạn về nước và được cách ly 14 ngày tại trụ sở cũ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Tại đây, cô Ly đã tự nguyện xin ủng hộ một nửa tháng lương của mình cho cơ sở cách ly để góp một phần nhỏ vào nguồn lực phòng, chống COVID-19. Việc làm ý nghĩa của cô giáo trẻ được nhiều người khen ngợi.
Quyết tâm làm lại cuộc đời sau hơn 6 năm chấp hành án tù vì những phút bồng bột của tuổi trẻ, anh Hoàng Ngọc Khánh vay ngân hàng hơn 1,5 tỉ đồng để đầu tư làm trang trại tổng hợp trên vùng đất chua phèn bỏ hoang nhiều năm ở thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Con đường hoàn lương của Khánh không ít thăng trầm nhưng với bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, anh đã và đang từng ngày ươm mầm xanh cho cây trái, như “ươm” lại cuộc đời mình.
Cùng với 68 bạn học sinh bậc THPT trên cả nước, em Trần Thị Kiều Anh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cam Lộ vinh dự là học sinh xuất sắc của tỉnh Quảng Trị vừa được Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp trung ương, năm học 2018 - 2019.
Cô giáo với việc làm ý nghĩa - nhặt rác hàng tuần
Từ năm 2017, cứ đều đặn vào các sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần, cô giáo Nguyễn Thị Hải Vân, công tác tại trường TH và THCS Lê Thế Hiếu, hiện cư trú tại thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa lại thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị một đôi bao tay và một túi bao gai lớn, cần mẫn, rong ruổi các tuyến đường của xã để nhặt rác, làm sạch cảnh quan môi trường.
Từ bỏ công việc tương đối ổn định tại Sài Gòn, hai vợ chồng anh Vũ Văn Bắc (sinh năm 1983) và chị Trương Thị Thanh Tâm (sinh năm 1984) quyết định về quê tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ để khởi nghiệp lần nữa bằng cách chăn nuôi gà Cùa. Trải qua bao nhiêu khó khăn, giờ đây anh chị đã xây dựng cho mình một trang trại gà quy mô lớn, góp phần mang thương hiệu gà Cùa của địa phương vươn xa trên thị trường.
Hai học sinh không tham của rơi
Ngày 11/9/2019, thầy giáo Nguyễn Xuân Ninh, Hiệu trưởng trưởng Tiểu học và Trung học xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ cho biết 2 học sinh của trường là em Lê Phước Thịnh, học sinh lớp 7B và em Mai Tuấn Kiệt, học sinh lớp 3A2 (cả hai em đều trú ở thôn Thượng Nghĩa, xã Cam Nghĩa) đã có hành động hết sức ý nghĩa đó là không tham của rơi, trả lại số tiền lớn cho người đánh mất.
“Tiếp sức đến trường” cho học sinh nghèo vượt khó
Ngày 23/8/2019, 2 mạnh thường quân Phùng Đình Đức và Nguyên Vũ Văn Đinh ở huyện Cam Lộ đã tổ chức đến thăm và trao 3 suất học bổng “tiếp sức đến trường” cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi trên địa bàn huyện.