Giờ đây, với riêng tôi, một con dân bình thường như hàng vạn người dân quê đang đứng trước cột mốc sự kiện 30 năm lập lại huyện Cam Lộ từ một ngày đĩnh đạc giữa tháng 10/1991 đó, bỗng thấy bồi hồi như là chuyện của mình, như được chào đón cho riêng mình thêm tuổi ba mươi yêu dấu cùng quê hương...
Những ngày chớm thu, chúng tôi trở lại mảnh đất giàu truyền thống cách mạng - làng Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, nơi có Khu di tích Nhà Tằm để ôn lại kỳ tích vinh quang gắn với những người con hào kiệt. Chính truyền thống lịch sử vẻ vang, đầy tự hào ấy đã và đang được địa phương gìn giữ, phát huy trong công cuộc xây dựng quê hương hôm nay.
Nông dân Cam Lộ nỗ lực vì quê hương giàu đẹp
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Cam Lộ tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu thực hiện hiệu quả các đề án về sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ vững an ninh chính trị ở nông thôn.
Về vùng Cùa, thăm những vườn chè cổ thụ
Những vườn chè có tuổi đời hàng trăm năm tuổi đến nay vẫn được người dân một số thôn ở vùng Cùa thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ giữ gìn và khai thác. Với người dân vùng Cùa, cây chè xanh vừa là cây trồng có giá trị kinh tế, vừa là một loài cây đặc trưng, là niềm tự hào của miền quê đất đỏ ba dan này…
Đây là sự lạ, trường hợp đặc biệt hy hữu của một nhà cách mạng Việt Nam. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn chuyển tải một số thông tin với nhiều người vẫn còn mới mẻ. Đó là những câu chuyện liên quan đến chiến sĩ cộng sản Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) quê ở Quảng Trị.
Đầu Mầu, Cao điểm 241 và Rockpile: Kết nối ba điểm cao trên Quốc lộ 9
Mỗi tháng không biết bao nhiêu lần chúng tôi ngược xuôi trên tuyến đường 9 từ Đông Hà đi Lao Bảo và thật lòng cứ cảm thấy cái gì đó thiêu thiếu không giải thích được. Nhà trưng bày chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh ở khu vực sân bay Tà Cơn chúng tôi đã đến nhiều lần. Những tượng đài dọc Đường 9 chúng tôi đã chiêm ngắm, nhưng rồi vẫn ước mong có một Đường 9 được nhớ đến trong một không gian khác, vừa thiên nhiên, vừa lịch sử; vừa quá khứ, vừa hiện tại; vừa hoài niệm, vừa thực địa...
Công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được khởi công xây dựng vào đầu tháng 3/2019 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Công trình có thiết kế mô phỏng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống, mái lợp ngói ba gian, gồm: gian thờ và nghi thức; gian trưng bày tác phẩm, hiện vật của nhà thơ Chế Lan Viên và gian trưng bày các tác phẩm nghiên cứu, phê bình viết về nhà thơ. Phía trước nhà lưu niệm có tiền đình và các hạng mục phụ trợ khác như sân vườn, cây xanh… Tổng mức đầu tư công trình 3,6 tỉ đồng, trong đó 30% ngân sách tỉnh, 20% ngân sách huyện Cam Lộ, còn lại 50% từ nguồn vận động xã hội hóa.
Vùng Cùa, từ mạch nguồn cách mạng...
Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ, là nơi triều đình phong kiến nhà Nguyễn chọn xây dựng “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở để phòng bị cho kinh thành Huế khi thất thủ; nơi ghi dấu ấn lịch sử vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương hiệu triệu văn thân, sĩ phu yêu nước toàn quốc đứng lên phò vua đánh đuổi giặc Pháp xâm lược cách đây 135 năm, ngày 13/7/1885. Như mạch nguồn cách mạng chảy mãi, dấu ấn lịch sử và hồn thiêng sông núi tụ nghĩa từ “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở hun đúc nên khí chất người Cam Lộ nói chung và vùng Cùa nói riêng luôn trung dũng kiên cường đánh giặc cứu nước, đi đầu trong xây dựng quê hương.
Từ vùng chiến địa năm xưa đến miền quê đáng sống
Những ngày này cách đây 48 năm về trước, quân và dân Cam Lộ đã phối hợp với bộ đội chủ lực liên tiếp tấn công địch và thu được thắng lợi to lớn từ phong trào đồng khởi, diệt ác, phá kềm, tấn công nổi dậy, giành quyền làm chủ, khiến cho Mỹ- ngụy từ hoang mang giao động đến suy sụp toàn diện, mà đỉnh cao là chiến dịch mùa xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn quê hương Cam Lộ vào ngày 2/4/1972.
Nhà Tằm Tân Tường-Một di tích cách mạng tiêu biểu
Sau khi phong trào Cần Vương phò vua đánh giặc cứu nước tan rã, trên hành trình từ kinh đô kháng chiến Tân Sở trở về quê, cụ Lê Thế Vỹ người làng Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong nhận thấy vùng đất Cam Lộ là nơi thuận lợi để phát triển phong trào cách mạng lâu dài nên đã lập ra làng Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ ngày nay để trồng dâu, nuôi tằm, bí mật gây dựng cơ sở hoạt động cách mạng.
Những năm trước đây Cam Tuyền là một trong những địa phương có nhiều khó khăn của huyện Cam Lộ. Nhưng giờ đây, Cam Tuyền đã chuyển động với nhiều sắc màu mới, nhất là từ khi có chiếc cầu nối với bờ Nam, trung tâm huyện thì giao thông đi lại thuận lợi, trao đổi hàng hóa dễ dàng, cuộc sống người dân vì thế có nhiều khởi sắc.
Nếu nhìn toàn cảnh từ trên cao thì thôn Quật Xá, xã Cam Nghĩa là một làng quê mặc dù địa bàn miền núi nhưng địa hình và quang cảnh ở Quật Xá tạo nên sự cảm mến với cả những ai mới lần đầu đến đây, tìm hiểu về một ngôi làng đã và đang có nhiều điều đáng nói khi đang hối hả chuyển mình trong cuộc sống hôm nay.
Kinh nghiệm cùng với bộ trang phục bảo hộ tự chế đã giúp nhiều người dân ở huyện Cam Lộ mưu sinh bằng nghề săn tổ ong vò vẽ, loại côn trùng được mệnh danh là “ong tử thần” để lấy nhộng ong. Nhộng ong có thân mềm, màu trắng ngà, nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tìm mua với mức giá khá cao, dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/kg.
Xây dựng thị trấn Cam Lộ văn minh, hiện đại
Thị trấn Cam Lộ được hình thành trong “cái nôi” của xã Cam Mỹ và tách ra từ xã Cam Thành, huyện Cam Lộ năm 1994. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cam Lộ đã phát huy tiềm năng, lợi thế, tranh thủ các nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, phấn đấu đưa thị trấn Cam Lộ trở thành đô thị loại IV vào năm 2020, là đô thị phát triển năng động trên trục Hành lang kinh tế Đông- Tây.
Đổi thay ở một làng kinh tế mới
Ở vùng quê Cam Lộ có một một ngôi làng khá đặc biệt được hình thành sau ngày nước nhà thống nhất, trải qua muôn vàn gian khó mới định hình, tạo lập được hình hài, vóc dáng như hôm nay, để có thể kể lại cho hôm nay và hậu thế một địa chỉ tốt lành, nơi bà con an cư lạc nghiệp - đó là làng Tân Xuân, xã Cam Thủy.
Diện mạo mới trên vùng quê cách mạng
50 năm trước, giữa vòng vây của địch, tại thôn Mai Đàn, xã Cam Chính (Cam Lộ), cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương đã trang trọng bí mật tổ chức lễ truy điệu để tỏ lòng nhớ thương khi Bác Hồ đi xa. 50 năm sau, cũng chính trên mảnh đất này, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, thôn Mai Đàn đã có những bước phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, cùng địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tiến tới xây dựng thành công mô hình NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2019.
Ngày 20/2/2019, thôn tái định cư Phường Cội, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập và phát động xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Để có được như ngày hôm nay, người và đất Phường Cội đã phải trải qua những năm tháng vô cùng gian khó. Xuất phát điểm từ con số không, thôn Phường Cội đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn nhờ những nỗ lực không ngừng của những người dân làng nặng lòng với quê hương.
Bản Chùa thuộc xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ là địa bàn sinh sống của đồng bào Vân kiều. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, vùng đất Bản Chùa từng bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề. Nhưng giờ đây, cùng với sự đổi thay của quê hương Cam Lộ, cuộc sống của người dân bản Chùa đã thực sự bước sang một trang mới.
Sách còn chép lại rằng, vào thế kỷ thứ 16, trên con đường tìm vào xứ đằng trong khai hoang lập phá, có hai cha con vốn người tỉnh Hải Dương đã quyết định dừng lại nơi này để mưu sinh và dần dần lập nên một xóm làng trù mật nằm cạnh con đường cái quan, ngôi làng mà ngoài cây lúa truyền thống bao đời của người nông dân còn được người ta biết đến với những sản phẩm nổi tiếng là vôi và hương, những sản phẩm đã đi vào câu hò ru con, vào tiềm thức của mỗi đứa trẻ lớn lên trên mảnh đất này. Làng Phổ Lại thuộc xã Cam An huyện Cam Lộ.
Đại ngàn không chỉ là mái nhà chung của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị, mà con là nơi đã nuôi giấu, chở che và lưu giữ ký ức của biết bao người lính trong chiến tranh. Giữa chốn non cao, hàng trăm con suối lớn nhỏ cứ miệt mài chảy mãi để khôn lớn thành sông, để bồi đắp nên phù sa bờ bãi, còn những người lính năm xưa ấy đã không tiếc tuổi xuân, ngược xuôi chinh chiến và hy sinh vì quê hương xứ sở.